Tác hại không thể thờ ơ của nước nhiễm phèn

Ô nhiễm môi trường nói chung và ô nhiễm nguồn nước nói riêng từ lâu đã là vấn đề nhức nhối, một hồi chuông báo động trên phạm vi toàn cầu. Riêng ở Việt Nam, nước nhiễm phèn là một nỗi lo đầy ám ảnh đối với người dân, khi mà nước luôn đóng một vai trò cực kì quan trọng trong đời sống con người.
 
 
Nước nhiễm phèn là một loại nước bị ô nhiễm, có hàm lượng Fe và Mn cao, tồn tại dưới dạng Fe2+ và Mn2+. Các ion Fe2+ và Mn2+ này khi tiếp xúc với không khí hình thành các kết tủa làm cho nước có màu vàng đục, mắt thường có thể quan sát được. Nước nhiễm phèn thường có vị hơi chua, hàm lượng phèn càng nhiều thì nước sẽ càng có mùi tanh khó chịu. Sử dụng nước nhiễm phèn trong sinh hoạt hàng ngày không chỉ khiến đồ đạc ố bẩn, hư hỏng mà còn ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người.
 
Tác hại không thể thờ ơ của nước nhiễm phèn
 
Đối với các đồ gia dụng, quần áo thường xuyên tiếp xúc với nước nhiễm phèn sẽ bị ố vàng, khô ráp và mục vải. Chúng đóng cặn và ăn mòn tất cả các dụng cụ đựng nước và dẫn nước.
Khi nước phèn tiếp xúc với cây trồng, nó có thể gây ra xâu bệnh và giết chết cây trồng, đặt biệt là các loại cây hoa màu.
Đối với thực phẩm, nước nhiễm phèn gây biến chất, thay đổi màu sắc, mùi vị, loại nước này nếu dùng để pha trà sẽ làm mất hương vị của trà, nếu dùng để nấu cơm sẽ làm cho cơm có màu xám.
Nghiêm trọng nhất chính là tác hại của nước nhiễm phèn đối với sức khỏe con người. Nếu dùng để sinh hoạt và ăn uống sẽ làm giảm việc tiêu hóa và hấp thu các loại thực phẩm, gây khó tiêu, làm khô da, phồng, tróc vảy và gây các bệnh về đường ruột, nôn mửa, loét dạ dày, thậm chí ung thư. Khi tiếp xúc với một mức độ vừa đủ có thể ảnh hưởng đến máu, gây rối loạn cân bằng ion trong máu. Khi bạn hít phải nước phèn quá nhiều, nhôm trong phèn sẽ tấn công các mô phổi, gây ra các vấn đề như khó thở hoặc đau ngực. Nhôm Sumfat trong nước phèn có thể gây thoái hóa mô hệ thần kinh. Việc tiếp xúc với nhôm quá nhiều có thể gây viêm màng não hoặc bệnh Alzheimer.
 
Tác hại không thể thờ ơ của nước nhiễm phèn
 
Tuy nhiên trước những tác hại nguy hiểm của nước nhiễm phèn, chúng ta vẫn có một số phương pháp nhất định để lọc nước phèn, nhất là đối với người dân sống ở vùng quê có lượng nước nhiễm phèn cao, dẫn đến tình trạng bất đắc dĩ phải “sống chung với phèn”. 
 
1. Phương pháp lắng đọng
 
Phương pháp này đơn giản và ít tốn kém nhưng vẫn đem lại hiệu quả. Bạn hoàn toàn có thể xây dựng bể lắng đọng tại nhà và giải quyết nhu cầu nước sinh hoạt cho gia đình. 
 
 
Tác hại không thể thờ ơ của nước nhiễm phèn
Mô hình bể lắng đọng
 
Mô hình trên hoàn toàn không phải công thức cố định. Tùy thuộc vào mức độ nhiễm phèn mà bạn thay đổi, linh hoạt thêm bớt các lớp vật liệu khác nhau theo ý mình sao cho phù hợp nhất.
 
2. Dùng vôi khử phèn
 
Đầu tiên, bạn cho vôi vào một chậu nước sạch và khuấy đều. Cho nguồn nước cần loại bỏ sắt vào một cái bể, sau đó cho chậu nước vôi bạn vừa làm vào bể và khuấy đều. Sau khi trộn đều khoảng vài giờ bạn sẽ thấy có kết tủa dưới đáy bể, bạn chỉ cần đưa phần nước vào một chiếc bể khác để sử dụng, loại bỏ phần sắt ở đáy là được.
 
Tác hại không thể thờ ơ của nước nhiễm phèn
 
3. Sử dụng hệ thống lọc nước phèn
 
Đây là phương pháp xử lí nước phèn được người tiêu dùng ưu tiên sử dụng hiện nay vì tính hiệu quả và tiện lợi, không cần tốn nhiều công sức. Hiện nay, Locnuoc247 cung cấp rất nhiều thiết bị lọc nước phèn gia đình với công nghệ tiên tiến, hiện đại nhất với giá cả phải chăng. 
Máy xử lý nước phèn của Locnuoc247 sử dụng cho nhiều nguồn nước đầu vào nhiễm phèn (nước sông, ao, hồ, giếng khoan, giếng khơi..), loại bỏ Asen,thạch tín, diệt khuẩn, khử màu, xử lý mùi trong nước. Nước sau lọc đảm bảo đạt chuẩn chất lượng Bộ Y Tế  QCVN02-2009/BYT.
 
Tác hại không thể thờ ơ của nước nhiễm phèn
 
Sự nguy hiểm từ nguồn nước nhiễm phèn luôn âm thầm rình rập xung quanh ta mỗi ngày. Với một số phương pháp chúng tôi chia sẻ như trên, hi vọng bạn sẽ sớm tìm được cho mình cách thức tối ưu và hiệu quả nhất.