Chế thiết bị lọc nước phèn

Nguyễn Thị Thùy Trang, sinh viên Khoa Môi trường - Trường ĐH Khoa học tự nhiên TP.HCM, đã nghiên cứu và chế tạo sản phẩm lọc nước nhiễm phèn đơn giản, rẻ tiền, dễ sử dụng, giúp người dân nông thôn có nguồn nước sạch để sinh hoạt hằng ngày.

Chế thiết bị lọc nước phèn chất lượng, an toàn

Nguyên liệu chính để làm ra bộ lọc nước là đất sét và mùn cưa. Đây là nguồn nguyên liệu phong phú, rẻ tiền nhưng có hiệu suất xử lý lọc nước cao và phù hợp với điều kiện kinh tế ở nông thôn.Thùy Trang chia sẻ: “Để có nguồn nước ngầm sạch sử dụng, ở một số huyện ngoại thành TP.HCM người dân thường dùng các biện pháp truyền thống như lắng vôi, tro, phèn chua hoặc sử dụng các thiết bị lọc nước nhập từ nước ngoài, hóa chất đắt tiền để khử phèn, rất tốn kém và không phù hợp với điều kiện kinh tế ở nông thôn. Xuất phát từ thực tế này, mình nghiên cứu và tạo ra bộ lọc nước bằng đất sét nung nhằm xử lý nước ngầm bị nhiễm phèn để giúp bà con có được nguồn nước sạch sử dụng thoải mái mà ít tốn kém”.

Theo đó, đất sét và mùn cưa cho vào nước trộn lại với nhau theo tỷ lệ nhất định rồi tạo thành những cái chậu hoặc những vật dụng có hình dáng theo sở thích, sau đó đem nung thành những sản phẩm đồ gốm. Khi sản phẩm đem nung thì mùn cưa cháy hết để lại những lỗ rỗng li ti có khả năng làm tăng diện tích tiếp xúc, tăng hiệu suất xử lý lọc nước nhiễm phèn.

“Mình đã lấy mẫu nước giếng bị nhiễm phèn vượt quá quy chuẩn cho phép tại khu vực dân cư xã Lê Minh Xuân và xã Phong Phú thuộc H.Bình Chánh, TP.HCM để thí nghiệm với bộ lọc này. Sau khi xử lý bằng bộ lọc thì mẫu nước đạt hiệu suất trên 99%. Ngoài khả năng xử lý nước bị nhiễm phèn, bộ lọc này còn có khả năng xử lý được các chỉ tiêu như clo, độ đục, mùi hôi trong nước…”, Trang khẳng định.

Theo tính toán, với gia đình có 3 người, lượng nước sử dụng hằng ngày khoảng 100 lít thì chỉ cần khoảng 5 bộ lọc (5.000 đồng/bộ) là đủ nước dùng. Sau khi sử dụng khoảng 3, 4 tháng có thể rửa bộ lọc và tái sử dụng được nhiều lần.

Tiến sĩ Tô Thị Hiền, Trưởng khoa Môi trường - Trường ĐH Khoa học tự nhiên TP.HCM, đánh giá: “Bộ lọc có khả năng xử lý phèn rất tốt so với các phương pháp hiện tại mà người dân ở những vùng có nguồn nước nhiễm phèn đang áp dụng. Cụ thể, khả năng xử lý sắt đạt hiệu suất rất cao và mẫu nước sinh hoạt đạt tiêu chuẩn chất lượng. Ngoài ra, bộ lọc cũng xử lý khá tốt các ion ammonium, chloride, độ đục, độ cứng... Với khả năng xử lý tốt phèn sắt như thế thì việc ứng dụng bộ lọc đất sét nung vào việc xử lý nước vùng nông thôn nhiễm phèn là hoàn toàn khả thi. Hơn nữa, phương pháp chế tạo bộ lọc đơn giản nên chi phí khá thấp, phù hợp với người dân vùng nông thôn”. 

Xử Lý Nước hay Lọc nước là quá trình loại bỏ các hóa chất không mong muốn như phèn,sắt tạp chất,vi khuẩn, các chất ô nhiễm sinh học từ nguồn nước bị ô nhiễm. Mục đích nhằm mang lại nguồn nước sạch, đáp ứng yêu cầu của dược học, y tế, hóa học và ứng dụng công nghiệp …Quá trình xử lý nước lọc nước có thể làm giảm nồng độ bụi bao gồm các hạt , ký sinh trùng , vi khuẩn , tảo , vi rút , nấm , một loạt các giải thể và các hạt vật chất có nguồn gốc từ bề mặt nước có thể đã có những liên hệ với nhau sau khi rơi xuống từ mưa .

Các tiêu chuẩn để qui định chất lượng nước thường được thiết lập bởi chính phủ hoặc theo tiêu chuẩn quốc tế. Những tiêu chuẩn này thường sẽ thiết lập nồng độ tối thiểu và tối đa của các chất gây ô nhiễm.

Việc lọc nước bằng các phương pháp đơn giản chẳng hạn như đun sôi, lắng phèn,…, chắc chắn sẽ không đủ để điều trị tất cả các chất gây ô nhiễm có mặt trong nước từ một nguồn không rõ. Việc kiểm tra trước khi xác định cách để điều trị là cần thiết. Phân tích hóa học, là cách duy nhất nhằm có được những thông tin cần thiết để quyết định phương pháp lọc thích hợp.

Theo bác sĩ Bùi Văn Độ, Chi cục trưởng Chi cục vệ sinh an toàn thực phẩm Lâm Đồng, hàng trăm khách du lịch đến Đà Lạt bị ngộ độc phải nhập viện từ đầu tháng 6 là do đã dừng chân ăn uống tại nhà hàng Tâm Châu ở huyện Bảo Lâm. Trong thời gian này, ống ngầm dẫn nước thải sinh hoạt của nhà hàng bị vỡ nhưng không được phát hiện kịp thời.

Kết quả xét nghiệm mẫu nước, thực phẩm lấy tại nhà hàng Tâm Châu cho thấy nguồn nước sinh hoạt bị nhiễm vi khuẩn CloStridium Perfringens. Đoàn kiểm tra phát hiện ống ngầm dẫn nước thải sinh hoạt của nhà hàng bị vỡ trước khi dẫn tới bể lọc xử lý nước thải.

Một vũng đen đã thẩm thấu sâu vào lòng đất, trong khi nguồn nước sinh hoạt của nhà hàng được khai thác từ giếng khoan sâu chỉ 80 m. Do đó nước thải thấm vào nguồn nước giếng khoan làm nhiễm vi khuẩn. Nước uống thức ăn chế biến từ nguồn nước này cũng nhiễm khuẩn bẩn.

Ngành y tế đã cấm nhà hàng Tâm Châu sử dụng giếng khoan phục vụ sinh hoạt và chế biến thực phẩm; buộc tạm ngừng hoạt động để tổng vệ sinh.

Do nhà hàng Tâm Châu nằm trên địa bàn xa các trung tâm thị tứ nên chưa được công ty cấp nước dẫn nguồn nước sạch đến. Cơ quan y tế Lâm Đồng đề nghị Tâm Châu phải mua nước sạch từ xe bồn của công ty cấp nước thành phố Bảo Lộc.

Cơ quan chức năng cũng tiến hành khoan thăm dò tại những hộ dân sống gần nhà hàng. Nếu những giếng khoan này không nhiễm khuẩn và đạt chất lượng thì nhà hàng Tâm Châu cũng có thể thỏa thuận mua nước để phục vụ kinh doanh.

Các bác sĩ Bệnh viện đa khoa Lâm Đồng cho biết, trong số nạn nhân cấp cứu vì ngộ độc thực phẩm thời gian qua, những trường hợp bị ngộ độc nặng thường dùng khá nhiều nước trà đá tại nhà hàng Tâm Châu. Các bệnh nhân bị nhẹ hơn thường chỉ dùng thức ăn và uống các loại nước tự mang theo hay nước đã được đóng vào chai, lon.

Đại diện Chi cục vệ sinh an toàn thực phẩm Lâm Đồng cho biết, hiện tình trạng du khách ngộ độc tập thể ở Đà Lạt đã chấm dứt. Những bệnh nhân nặng nhất cũng đã xuất viện.

Tổng cộng trong những ngày đầu tháng 6, có khoảng gần 500 du khách Đà Lạt lần lượt bị ngộ độc thực phẩm phải cấp cứu ở bệnh việnlọc nước giếng khoan

Quốc Dũng